Nón lá trang trí nhiều cỡ, nón lá truyền thống trang trí đẹp mắt. Khéo léo kết hợp, bạn có thể mang ngay cả một “hồn quê” thanh bình về tận nhà mình đấy…
Khi nhắc đến Tết cổ truyền, trong tiềm thức của mỗi con người sẽ gợi nhớ đến hình ảnh gia đình đang quây quần bên nhau dưới mái nhà tranh vách nứa mộc mạc. Những vật dụng làm bằng mây tre nứa như mẹt, thúng, quang gánh… Là những hình ảnh quen thuộc với đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân Việt Nam xưa…
Nón lá được làm như thế nào?
Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, cong đều với nhiều kích cỡ. Nón được làm một lần mà dùng tới cả vài chục năm. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp. Để nón có thể thanh và mỏng. Làm được chiếc nón lá đẹp phải mất cả ngày công. Với hàng chục công đoạn nhưng tất cả đều yêu cầu sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận của người thợ. Lá nón mỏng và cũng dễ hỏng khi gặp mưa nhiều. Vậy nên những người thợ thủ công tận dụng mo cau để là lớp giữa hai lớp lá nón. Nhờ đó làm cho nón vừa cứng vừa bền.
Sau khi khâu xong, người thợ sẽ đưa nón lá ra khỏi khuôn rồi làm nốt phần cạp ở vành nón. Nón làm xong được may quai, quang một lớp dầu để chống nước và chống bị mốc lá cọ.
Nón lá truyền thống: cả một “hồn quê” thanh bình
Những sản phẩm thủ công bằng tay từ chất liệu mây tre tự nhiên mang lại cảm giác ấm cúng, gần gũi. Khéo léo kết hợp, bạn có thể mang ngay cả một “hồn quê” thanh bình về tận nhà mình đấy… Đặc biệt là trong dịp lễ hội truyền thống, Tết Nguyên Đán. Các vị khách sẽ trầm trồ thích thú với những góc Tết quê, sống ảo nghìn Like cùng bạn bè người thân nữa nè…